Xây xẩm, chóng mặt, kèm tê yếu tay chân khi trời trở lạnh: hãy nghĩ tới đột quỵ Phòng khám An Phước

Xây xẩm, chóng mặt, kèm tê yếu tay chân khi trời trở lạnh: hãy nghĩ tới đột quỵ

Khi trời trở lạnh, nhiều người gặp phải các triệu chứng xây xẩm, chóng mặt kèm tê yếu tay chân. Mặc dù những triệu chứng này có thể biến mất chỉ sau một vài phút nhưng người mắc cũng không nên chủ quan bởi đây rất có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ xuất hiện.

Trời lạnh dễ bị xây xẩm, chóng mặt vì sao?

Mùa đông xuất hiện cùng với những cơn gió mùa lạnh lẽo, nhiệt độ hạ xuống khiến mạch máu trong cơ thể co lại, huyết áp gia tăng. Bên cạnh đó, vào mùa đông, con người ngại uống nước hơn bình thường nên máu đặc hơn, độ nhớt máu tăng và cục máu đông cũng dễ hình thành. Mặt khác, khi di chuyển đột ngột ra nơi có nhiệt độ thấp cũng khiến mạch máu co lại đột ngột, huyết áp tăng và cục máu đông dễ hình thành hơn.

Xây xẩm, chóng mặt khi trời lạnh, vì sao? (Ảnh minh họa)

Sự xuất hiện của cục máu đông có thể gây bít tắc một phần hoặc toàn bộ mạch máu não. Khi đó, vùng não phía sau không được tưới máu nên xuất hiện các triệu chứng ban đầu điển hình như bất chợt xây xẩm mặt mày, hoa mắt chóng mặt hoặc tay chân tê yếu. Nếu như sau đó, các yếu tố nội sinh trong cơ thể kịp thời xuất hiện để phá vỡ cục máu đông thì các triệu chứng này chỉ xuất hiện trong chốc lát rồi biến mất, còn được gọi là cơn đột quỵ nhỏ. Ngược lại, khi cục máu đông lớn gây bít tắc lòng mạch trong thời gian dài sẽ gây đột quỵ, đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

Dù trong trường hợp nào thì khi xuất hiện các triệu chứng xây xẩm, chóng mặt, tê yếu tay chân, người bệnh cần đến ngay các trung tâm y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời để giảm thiểu nguy cơ đột quỵ cũng như hạn chế các di chứng có thể xuất hiện.

Lưu ý giúp phòng ngừa xây xẩm, chóng mặt xuất hiện

Tình trạng đột quỵ do lạnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, ở cả người trẻ, trung niên và người cao tuổi. Tuy nhiên, ở những người có tuổi, mắc nhiều bệnh lý nền như tăng huyết áp, mỡ máu, tiểu đường,… hoặc thường xuyên sử dụng những chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… sẽ có nguy cơ đột quỵ cao hơn nhiều so với bình thường. Ở những đối tượng này cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh. Bên cạnh đó, cần lưu ý bỏ thuốc lá, hạn chế sử dụng bia rượu, các chất kích thích cũng như sử dụng thuốc để điều trị bệnh nền đang mắc phải.

Giữ ấm cơ thể trước khi ra khỏi nhà để dự phòng xây xẩm, chóng mặt (Ảnh minh họa)

Một lưu ý khác để dự phòng xây xẩm, chóng mặt đó là luôn giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt khi mới ngủ dậy, tập luyện trong nhà thay vì ra ngoài chạy bộ, tập thể dục lúc sáng sớm.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý vẫn luôn rất cần thiết để duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Người bệnh nên ăn đủ chất nhưng hạn chế đồ ăn nhiều đường, muối hay đồ chiên rán nhiều lần. Bên cạnh đó, uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ, trái cây cũng giúp cho tuần hoàn máu tốt hơn, hạn chế sự hình thành của các mảng xơ vữa, giảm nguy cơ đột quỵ.

Cần phải có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lí, duy trì lối sống và khám sức khỏe định kì để bảo vệ bản thân và gia đình bạn, tại An Phước ngoài khám chuyên khoa tiêu hóa, gan mật, còn phối hợp với các chuyên khoa khác, cùng các y bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ tư vấn và chăm sóc sức khỏe định kì cho bạn

Địa chỉ: 391/8 Sư Vạn Hạnh, P.12, Q. 10, HCM
Hotline: 028.3862.5678 – 0909.181.698
Email: Pkanphuoc10@gmail.com
Web: Phongkhamanphuoc.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *